Tương lai của outbound marketing trong kỷ nguyên omnichannel

Outbound marketing vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong kỷ nguyên tiếp thị đa kênh (omnichannel marketing).

Các chuyên gia định nghĩa outbound marketing là một loại hình tiếp thị truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng thay vì chờ đợi khách hàng tìm đến mình.

Tương lai của outbound marketing trong kỷ nguyên omnichannel
Tương lai của outbound marketing trong kỷ nguyên omnichannel

Đây là một phương pháp chủ động tìm kiếm khách hàng và thông tin liên quan đến họ bằng cách sử dụng các kênh: email marketing, quảng cáo trực tuyến/trên truyền hình/báo chí, gửi thư trực tiếp, gọi điện thoại, biển quảng cáo và tham gia hội chợ thương mại. Phương pháp này thường nhắm đến một lượng lớn đối tượng đa dạng chưa từng nghe nói đến hoặc thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu trước đây.

Inbound và outbound marketing khác nhau như thế nào?

Outbound marketing được xem là đối lập với inbound marketing – vốn là một phương thức tiếp thị kỹ thuật số được thiết kế để “thu hút” các nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể.

Trong inbound marketing, marketer tạo nội dung thu hút khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên thông qua blog, bản tin (newsletter), podcast, sự kiện trực tuyến… Nếu như inbound marketing có thể thiết lập niềm tin của khách hàng vào thương hiệu theo thời gian, outbound marketing giúp mang lại kết quả ngay lập tức.

Inbound và outbound marketing khác nhau như thế nào?
Inbound và outbound marketing khác nhau như thế nào?

Sự kết hợp giữa inbound và outbound marketing sẽ giúp phát triển thương hiệu và chuyển đổi người mua lần đầu thành khách hàng trung thành. Như vậy, outbound marketing sẽ tạo ra một nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó, các chiến dịch inbound marketing được thực thi nhắm vào những khách hàng tiềm năng này.

Ưu và nhược điểm của outbound marketing

Nhiều người cho rằng outbound marketing không còn chỗ đứng trong nền kinh tế ngày nay. Tuy nhiên, phương thức này vẫn mang lại những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp, nhãn hàng nhanh chóng tiếp cận một số lượng lớn khán giả. Tóm lại, phương pháp marketing này có một số lợi ích và thách thức đáng để xem xét.

Ưu điểm

Kết quả nhanh chóng: Doanh nghiệp có thể đưa thương hiệu của mình đến với hàng nghìn người ngay lập tức thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên TV…

Khả năng mở rộng: Các chiến dịch có thể được tăng hoặc giảm về mặt quy mô tùy thuộc vào ngân sách hoặc nhu cầu của doanh nghiệp. Outbound marketing hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ chiến dịch.

Ưu điểm của outbound marketing
Ưu điểm của outbound marketing

Hướng đối tượng: Hầu hết các nền tảng quảng cáo cho phép doanh nghiệp xác định ai sẽ xem nội dung dựa trên nhân khẩu học, sở thích, vị trí và hoạt động gần đây của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có nhắm đúng vào nhóm khách hàng mục tiêu (target) hơn. Ngoài ra, chiến dịch có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập vào website và các kênh của doanh nghiệp trên mạng xã hội. Từ đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng để lên kế hoạch cho chiến dịch inbound marketing.

Nhược điểm

Chi phí: tốn kém nếu doanh nghiệp dùng các phương pháp truyền thống như quảng cáo trên TV hoặc gửi thư trực tiếp.

Khách hàng từ chối: khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu nhận quá nhiều tin nhắn, email quảng cáo từ doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể dùng ứng dụng để chặn cuộc gọi, quảng cáo, email không mong muốn, hoặc chuyển sang dịch vụ xem video trực tuyến như Netflix, đăng ký YouTube Premium để tránh quảng cáo.

Hiệu quả tức thời: outbound marketing chỉ đạt hiệu quả ban đầu khi doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch marketing.

Nhược điểm của outbound marketing
Nhược điểm của outbound marketing

Khó đo lường tỷ lệ chuyển đổi (ROI): Đối với một số hình thức outbound marketing như quảng cáo trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể dễ theo dõi mức độ tương và ROI. Trong khi đó, công ty khó có thể đánh giá mức độ hiệu quả của biển quảng cáo hay quảng cáo trên truyền hình, báo in.

Khi nào doanh nghiệp áp dụng outbound marketing?

  • Nếu thời gian hạn chế nhưng ngân sách thì không hạn chế
  • Thu thập dữ liệu khách hàng cho các chiến dịch inbound marketing
  • Tiếp thị những mặt hàng phổ biến như quần áo, thực phẩm
  • Khi cần xây dựng thương hiệu và tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu
Khi nào doanh nghiệp áp dụng outbound marketing?
Khi nào doanh nghiệp áp dụng outbound marketing?

Với những phân tích trên, outbound marketing vẫn còn chỗ đứng dù omnichannel marketing trở nên phổ biến. Omnichannel marketing là mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, trong đó tất cả các kênh được tích hợp để khách hàng có trải nghiệm thống nhất và nhất quán cho dù họ đang mua sắm ở cửa hàng, trên sử dụng ứng dụng, sàn thương mại điện tử hay website. Mô hình này trở nên phổ biến vì đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt.

———————————————————

MAMBO – MOVE TOGETHER & BRILLIANT SUCCESS

Hotline: 077.999.7773

Email: [email protected]

Fanpage: Mambo Digital

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *