Vì sao doanh nghiệp chuyển sang dùng micro-influencer?

Hiểu rõ được ưu điểm của micro influencer nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp lớn chuyển sang sử dụng micro influencer – người có ảnh hưởng nhỏ với khoảng 10.000-100.000 người theo dõi trong chiến dịch digital marketing.

Theo báo cáo của nền tảng thương mại điện tử BigCommerce (Mỹ), 17% công ty chi hơn một nửa ngân sách marketing cho những người có ảnh hưởng (influencer). Tuy nhiên, hầu hết không đủ khả năng chi trả cho những người nổi tiếng (macro-influencer), nên chọn người có ảnh hưởng nhỏ hơn (micro-influencer), tập trung vào thị trường ngách để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Vì sao doanh nghiệp chuyển sang dùng micro-influencer?
Vì sao doanh nghiệp chuyển sang dùng micro-influencer?

Dù số lượng người theo dõi của micro-influencer trên một nền tảng mạng xã hội nhất định chỉ khoảng 10.000 – 100.000 nhưng họ lại có tỷ lệ tương tác lớn. Do đó, micro-influencer thường được đánh giá là những người dễ tiếp cận, dễ gần và đáng tin cậy.

Case study: dùng micro-influencer xây dựng thương hiệu trà

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC (Mỹ), ông Harley Finkelstein, Chủ tịch công ty thương mại điện tử đa quốc gia Shopify (trụ sở ở Canada), cho biết ông chuyển sang các micro-influencer để xây dựng, phát triển thương hiệu trên mạng xã hội.

Chủ tịch Shopify cho rằng việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc theo đuổi những tên tuổi lớn nhất trên Instagram và TikTok. Ông Finkelstein còn chia sẻ cụ thể kế hoạch xây dựng thương hiệu trà Firebelly Tea của riêng mình.

Bài học mà ông Finkelstein rút ra đầu tiên là: “Nếu muốn thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu thì bạn không nên theo đuổi những influencer có tên tuổi trên Facebook, YouTube, Instagram và TikTok”. Đây cũng là một lời khuyên chủ tịch Shopify dành cho những công ty khởi nghiệp.

Doanh nghiệp hãy tìm kiếm những micro-influencer phù hợp với tiêu chuẩn, chiến lược marketing của công ty
Doanh nghiệp hãy tìm kiếm những micro-influencer phù hợp với tiêu chuẩn, chiến lược marketing của công ty

Thay vào đó, theo ông Finkelstein, doanh nghiệp hãy tìm kiếm những micro-influencer phù hợp với tiêu chuẩn, chiến lược marketing của công ty. “Cách làm này hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều chi phí”, ông Finkelstein chia sẻ.

Ông Finkelstein lưu ý, sức ảnh hưởng của họ có thể chỉ là cộng đồng ở mức “vài nghìn người”. Tuy nhiên, mối quan hệ của họ với những người theo dõi rất sâu sắc và dẫn đến mức độ tương tác cao. Đó là lý do vì sao ông khuyên các chủ doanh nghiệp nhỏ nên xem xét cẩn thận.

“Nếu bạn đang bán đồ dùng nhà bếp và muốn tìm một influencer, thay vì tìm kiếm nhân vật có nhiều lượt đăng ký (subscriber) nhất trên YouTube thì hãy thử tìm những kênh nhỏ hơn nhưng lại có mức độ tương tác cao. Dù bạn phải mất nhiều thời gian hơn, nhưng ít tốn kém hơn, đánh đúng vào khách hàng mục tiêu hơn, dẫn đến ROI (lợi tức đầu tư) cao hơn”, ông Finkelstein nói. Một mẹo đơn giản để đánh giá micro-influencer là xem tần suất phản hồi các bình luận và bài đăng của họ trên các nền tảng.

Ưu thế trong chiến lược marketing

Nhiều công ty đẩy mạnh làm từ khóa SEO hoặc quảng cáo PPC (Pay-per-click). Tuy nhiên, SEO thường mất vài tháng để bắt đầu mang lại lưu lượng truy cập nhất định và PPC có thể trở thành “cơn ác mộng” khi công ty có quá nhiều thứ khác để tập trung phát triển. Chính vì thế, nhiều công ty, nhãn hàng đầu tư vào micro-influencer.

Một số chuyên gia marketing thậm chí còn phân chia thành 2 loại: micro-influencer (10.000 – 20.000 người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội) và nano-influencer (dưới 25.000 người theo dõi). Các số liệu cho thấy cả micro-influencer và nano-influencer đều giúp các công ty, nhãn hiệu đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao.

Ưu thế từ việc dùng micro-influencer trong chiến lược marketing
Ưu thế từ việc dùng micro-influencer trong chiến lược marketing

Công ty marketing Markerly (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu hơn 800.000 tài khoản trên Instagram, mỗi tài khoản có hơn 1.000 người theo dõi. Markerly phân tích mức độ tương tác với người theo dõi của micro-influencer và những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn. Kết quả cho thấy, khi số lượng người theo dõi tăng lên, tỷ lệ thích giảm đáng kể. Điều này đồng nghĩa tài khoản càng có nhiều người theo dõi thì càng nhận được ít lượt thích và bình luận hơn (so với số lượng người theo dõi.)

Chẳng hạn, influencer với 1.000 – 10.000 người theo dõi trên Instagram đạt tỷ lệ lượt thích 4%. Ngược lại, tài khoản trên 10.000 đạt tỷ lệ thích 2,4%. Các tài khoản người nổi tiếng với hơn 1 triệu người theo dõi chỉ có tỷ lệ thích 1,7%. Vì vậy, việc sử dụng influencer với hàng triệu người theo dõi chưa chắc không mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, công ty tư vấn xây dựng thương hiệu Experticity (Mỹ) đã nghiên cứu những nhóm micro-influencer để thấy sức mạnh của họ. Experticity đưa ra kết quả khảo sát đáng chú ý: 82% người tiêu dùng cho rằng họ “rất có khả năng làm theo đề xuất” của một micro-influencer. Điều này cho thấy micro-influencer có nhiều ưu thế hơn so với macro-influencer trong việc thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi thực tế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp, nhãn hàng cần dựa vào những tiêu chí gì để lựa chọn micro-influencer phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Mambo Digital để được tư vấn thực hiện chiến lược marketing với micro-influencer hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa.

———————————————————

MAMBO – MOVE TOGETHER & BRILLIANT SUCCESS

Hotline: 077.999.7773

Email: [email protected]

Fanpage: Mambo Digital

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *