Livestream ra đơn giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số

Livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Youtube đang được ví như là ‘con ngỗng vàng’ giúp doanh nghiệp, nhãn hàng, nhà bán lẻ tiếp cận nhiều khách hàng và livestream ra đơn là một cách bứt phá về doanh số.

Hiện nay, việc mua sắm kết hợp với giải trí (Shoppertainment) đang dần chiếm ưu thế trong kinh doanh thương mại điện tử. Livestream trở thành phương tiện giúp các nhà bán lẻ có thể tiếp cận tệp khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng trong phân khúc này. Nhưng liệu livestream ra đơn có thực sự mang đến những bứt phá trong doanh số?

Shoppertainment lên ngôi

Các chuyên gia chỉ ra rằng, video trực tiếp và livestream giúp các thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, tạo cảm giác quen thuộc. Đây là bước đầu tiên để xây dựng sự trung thành với thương hiệu (brand loyalty).

Tại Trung Quốc, thương mại trực tiếp (live commerce) đã làm thay đổi ngành bán lẻ và trở thành kênh bán hàng chính trong vòng chưa đầy 5 năm qua, theo báo cáo của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey & Company (Mỹ). Kết quả cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy, 2/3 người tiêu dùng Trung Quốc cho biết họ đã mua sản phẩm qua các phiên livestream. Việc này cho thấy livestream ra đơn giúp doanh nghiệp và các nhà bán lẻ tăng trưởng doanh số một cách nhanh chóng.

Tại Trung Quốc, thương mại trực tiếp (live commerce) đã làm thay đổi ngành bán lẻ và trở thành kênh bán hàng chính trong vòng chưa đầy 5 năm qua
Tại Trung Quốc, thương mại trực tiếp (live commerce) đã làm thay đổi ngành bán lẻ và trở thành kênh bán hàng chính trong vòng chưa đầy 5 năm qua

Ở Việt Nam, người tiêu dùng đang tăng cường mua sắm trực tuyến đa kênh, trong đó có livestream. Shopee đã công bố báo cáo này vào ngày hôm 14.2 thể hiện rõ xu hướng mua sắm từ các phiên livestream. Theo báo cáo, trong năm 2022, người dùng Việt dành hơn 37 triệu giờ trên Shopee Live để tương tác với nhà bán hàng yêu thích, tìm hiểu sản phẩm trước khi đặt hàng.

Đáng chú ý, sau khi chính thức ra mắt vào đầu năm 2022, TikTok Shop với mô hình shoppertainment (kết hợp thương mại trực tiếp và giải trí) đã nhanh chóng “vượt mặt” một số sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

Báo Đầu Tư dẫn lại các số liệu cho thấy, năm 2022, Shopee dẫn đầu với doanh số 91.000 tỷ đồng sau 11 tháng, trong khi TikTok Shop trỗi dậy ở giai đoạn cuối năm. Đáng chú ý, chỉ tính riêng trong tháng 11/2022, doanh số trên TikTok Shop đã đạt mức 1.698 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra và 32.000 nhà bán phát sinh đơn hàng, theo thống kê của trang Metric. Dù chưa thể “soán ngôi” nhưng TikTok Shop được dự báo sẽ gây áp lực lớn đối với Facebook Live.

Vì sao livestream là cần thiết trong chiến lược marketing?

Livestream có nhiều đặc điểm nổi trội như: dễ thực hiện, ít tốn chi phí, dễ tiếp cận với khách hàng.Những lợi ích này khiến nó trở thành một công cụ thiết yếu có bất kỳ chiến lược Marketing nào .

  • Dễ sử dụng: Các nền tảng như Facebook, YouTube, Twitter, Instagram và TikTok đều có tính năng livestream. Tài khoản chỉ cần đạt các tiêu chí của những nền tảng này có thể thực hiện livestream.
  • Ít tốn chi phí: Livestream yêu cầu một điện thoại thông minh và thậm chí nếu có trang bị thêm mic và ánh sáng, chi phí vẫn thấp hơn nhiều so với sản xuất video quay sẵn.
  • Dễ tiếp cận khách hàng: Người xem có thể trao đổi trực tiếp với nhà bán hàng một cách dễ dàng và đặt hàng ngay trong phiên livestream. Đây là một lợi thế giúp tăng Emotional Selling Proposition (ưu thế về mặt tình cảm) của thương hiệu trong hoạt động marketing.
Livestream ra đơn giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số
Livestream ra đơn giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số

Kết quả khảo sát của công ty chuyên về quảng cáo trực tuyến WordStream (Mỹ) cho thấy vì sao doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng livestream:

  • 59% giám đốc điều hành thích xem video hơn là đọc văn bản.
  • 86% doanh nghiệp sử dụng phát trực tiếp như một công cụ tiếp thị.
  • 88% mọi người muốn xem thêm video từ các thương hiệu vào năm 2022.
  • Các marketer sử dụng video tăng doanh thu nhanh hơn 49% so với những người không sử dụng video.

Nên chọn hình thức livestream nào để phát triển doanh nghiệp?

Làm cách nào để livestream ra đơn là một câu hỏi khó. Để trả lời nó bạn phải biết lựa chọn hình thức livestream và video phát trực tiếp phù hợp với mục tiêu và thương hiệu của công ty là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số loại hình video trực tiếp đã được các thương hiệu sử dụng để truyền tải thông điệp:

1. Series video (loạt video)

Series video có thể được phát trực tiếp hàng ngày, cần tập trung vào chủ đề rộng và có thể đào sâu nhiều lần mà không bị trùng lặp. Chẳng hạn, công ty, nhà bán hàng có thể làm vlog trực tiếp hàng ngày hoặc hàng tuần về hoạt động của doanh nghiệp, những câu chuyện gần gũi mang phong cách “hậu trường”.

2. Video trình diễn

Trong video trình diễn, bạn cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hoạt động như thế nào. Nếu bạn có một sản phẩm vật lý thì có thể hướng dẫn cách sử dụng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ thì có thể phỏng vấn các thành viên trong công ty về những gì họ làm và cách thức hoạt động của dịch vụ.

Hiện video trình diễn được sử dụng nhiều nhất trong các kênh bán hàng livestream ở Việt Nam.
Hiện video trình diễn được sử dụng nhiều nhất trong các kênh bán hàng livestream ở Việt Nam.

Trong lúc phát trực tiếp, bạn trả lời các câu hỏi của khán giả về sản phẩm của mình. Hiện video trình diễn được sử dụng nhiều nhất trong các kênh bán hàng livestream ở Việt Nam.

3. Webinar (Hội thảo trực tuyến)

Là một sự kiện truyền thông trực tuyến và được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của một công ty hay tổ chức.

Webinar thường diễn ra thông qua các nền tảng truyền thông trực tuyến như Zoom, Skype, Microsoft Teams, Google Meet, Webex… Trong webinar, người tham gia có thể xem và nghe diễn giả trình bày thông tin, họ cũng có thể gửi câu hỏi, đóng góp hoặc thảo luận với diễn giả và các thành viên khác thông qua chatbox hay các chức năng khác được cung cấp trên nền tảng trực tuyến đó.

4. Video AMA

AMA (Hỏi tôi bất cứ điều gì) dễ thực hiện, chỉ cần lập kế hoạch đơn giản và người xem sẽ tạo nội dung cho bạn thông qua việc đặt câu hỏi. Để thực hiện video AMA thành công, bạn cần quảng bá phiên livestream từ trước để tránh nguy cơ không có khán giả. Ngoài ra, bạn cần kiểm duyệt cẩn thận để có thể lọc ra những bình luận tiêu cực hoặc không phù hợp.

Nên chọn hình thức livestream nào để phát triển doanh nghiệp?
Nên chọn hình thức livestream nào để phát triển doanh nghiệp?

5. Trực tiếp sự kiện

Giúp cho sự kiện của bạn có thể đến được với khán giả toàn cầu mà không bị giới hạn bởi địa lý hay thời gian. Nó cũng giúp cho người xem có thể dễ dàng truy cập và theo dõi sự kiện mà không phải di chuyển đến địa điểm tổ chức. Đồng thời là phương tiện quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

6. Cuộc thi trực tuyến

Khi bạn giành chiến thắng trong một cuộc thi do một thương hiệu tổ chức thì sẽ có nhiều khả năng nhớ đến thương hiệu đó sau này. Trong các cuộc thi trực tuyến, người chiến thắng thường được nhận quà tặng có giá trị từ nhãn hàng. Các thương hiệu cũng thường yêu cầu mọi người tham gia cuộc thi bằng cách theo dõi, chia sẻ hoặc nhấn nút thích cuộc thi trên mạng xã hội. Đây là một cách để tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội.

Với hơn 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing, Mambo có thể giúp bạn lên kế hoạch và thực hiện các buổi livestream hiệu quả hướng đến tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tăng doanh số. Việc làm thế nào để livestream ra đơn sẽ không còn là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp và nhà bán lẻ.

Xem thêm: Dịch vụ Quảng cáo Livestream

———————————————————

MAMBO – MOVE TOGETHER & BRILLIANT SUCCESS

Hotline: 077.999.7773

Email: [email protected]

Fanpage: Mambo Digital

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *