‘’Chiến thần’’ Hà Linh bị tẩy chay: có nên thuê KOL đình đám?

Vụ ‘chiến thần’ Hà Linh livestream dọn kho hàng và bị các nhà hàng, quán ăn tẩy chay vì những review (đánh giá) của cô khiến không ít doanh nghiệp, nhãn hàng phải cân nhắc liệu rằng có nên thuê KOL (Key Opinion Leader) đình đám hay không.

Trong một buổi livestream dọn kho gần đây, nữ livestreamer Hà Linh gây tranh cãi trên mạng xã hội sau khi bán hàng với giá rất thấp và bị chỉ trích bán phá giá, gây khó cho nhà bán lẻ. 

Các nhà bán lẻ đã trả lại hàng cho nhãn hàng và nhà cung cấp khi khách hàng đến hỏi mua trực tiếp và đặt câu hỏi vì sao giá lại cao hơn nhiều so với giá Hà Linh đưa ra trong lúc livestream. Dù chương trình livestream giờ vàng trên nền tảng mạng xã hội TikTok có thể đưa ra nhiều ưu đãi giảm giá, nhưng độ chênh lệch quá lớn về giá bán cũng làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Sau buổi livestream kỷ lục ngày 4/4 Hà Linh đang nhận làn sóng tẩy chay mạnh mẽ

Bên cạnh đó, Hà Linh còn bị các nhà hàng, quán ăn tẩy chay sau hàng loạt video review, chê nhiều món ăn theo cảm nhận riêng. Các chủ quán bức xúc cho rằng video đánh giá của Hà Linh không chính xác, làm giảm số khách hàng và doanh thu nên quyết định “tẩy chay”, miễn tiếp cô bất kể nữ livestreamer đã lên tiếng xin lỗi. Sự việc này đã khiến cộng đồng mạng tranh luận về tiêu chuẩn kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến và sự đáng tin cậy của livestreamer hoặc KOL.

Cần có chiến lược gì khi thuê KOL và livestreamer?

Việc thuê KOL để livestream bán hàng trực tiếp sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

  • Tăng khả năng tương tác của khách hàng: KOL giúp khách hàng hiểu được những ưu điểm của sản phẩm
  • Sử dụng KOL giúp doanh nghiệp, nhãn hàng tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology (tháng 11.2022), nhóm chuyên gia ở Trung Quốc tập trung vào tác động của hoạt động livestream của KOL đối với ý định mua hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, chuyên môn, khả năng trình bày-thương lượng, dịch vụ sau bán hàng và lịch phát trực tiếp ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng đối với KOL. Bên cạnh đó, sự tin tưởng vào KOL làm tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng. 

Nghiên cứu này cho rằng các nhãn hàng có thể sử dụng KOL livestream bán hàng để tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng nhưng cần lựa chọn những cá nhân có uy tín và giữ được ý thức đạo đức trong quá trình quảng bá thương hiệu. 

Trong quá trình livestream bán hàng, nếu KOL không tận tâm hoặc có hành động, hoạt động (trong hay ngoài phiên livestream) gây mất uy tín thì sẽ dẫn đến việc sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ giảm đi. 

Vì vậy, đối với doanh nghiệp, việc lựa chọn KOL để livestream bán hàng không phải là chuyện đơn giản, mà đòi hỏi phải có kế hoạch marketing rõ ràng, tìm kiếm đối tượng phù hợp và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần (hoặc kịch bản giải cứu truyền thông) khi đối mặt một số nguy cơ có thể xảy ra.

Xu hướng chuyển từ KOL sang KOC

Xu hướng chuyển từ KOL sang KOC (Key Opinion Consumer) cũng đang trở nên phổ biến hơn bởi vì họ được xem là đáng tin cậy hơn so với KOL, tạo ra sự tương tác tích cực với những khách hàng cụ thể và giúp tăng cường độ tin cậy và uy tín của sản phẩm. Về cơ bản, KOC là một người tiêu dùng bình thường nhưng có chia sẻ trực tuyến về các sản phẩm hay dịch vụ tới đối tượng mục tiêu. Một số doanh nghiệp tận dụng cùng lúc nhiều KOC hơn là bỏ chi phí thuê một KOL có tiếng.

KOC hay KOL?

Trong chiến lược Influencing Marketing, tạp chí Forbes cho rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng KOL và KOC để thúc đẩy các chiến dịch marketing trên nền tảng TikTok và Facebook. Tóm lại, việc thuê KOL để livestream bán hàng mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, nhưng cũng có những rủi ro. Xu hướng chuyển từ KOL sang KOC đang trở nên phổ biến hơn và Influencing Marketing đang dần trở thành một phần quan trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. 

Với nhiều năm kinh nghiệm, Mambo Group hoàn toàn có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh của influencer marketing, cung cấp, tìm kiếm KOL và KOC uy tín phù hợp để mang lại sự tương tác tốt nhất giữa khách hàng và thương hiệu.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm thuê KOC, KOL review sản phẩm 2023

Hiện tại chưa có số liệu chính thống về tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam từ livestream bán hàng hoặc các kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng hoạt động livestream bán hàng và kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo ​​sẽ đạt tổng giá trị 33 tỷ USD vào năm 2025. Còn nghiên cứu của Google và Temasek đưa ra dự báo cao hơn với thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt được doanh thu 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng gấp đôi so với con số năm 2020.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *