Digital Marketing là làm gì? Xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả như thế nào? Đây là những chìa khóa quan trọng dẫn đến con đường thành công của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Và Mambo Digital, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, đã tìm ra được bí kíp tạo chiến lược “đỉnh”.
Cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được Digital Marketing là làm gì? Từ đó, tiến hành xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được. Chẳng hạn, tăng doanh số bán hàng, tăng lưu lượng truy cập Website hay cải thiện tương tác trên mạng xã hội…
Tại giai đoạn này, chúng ta cũng nên xác định thời gian hoàn thành chiến lược một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định ai là đối tượng khách hàng chính thông qua phân tích nhân khẩu học, sở thích cùng với hành vi trực tuyến. Chúng ta tạo ra chân dung khách hàng càng chi tiết sẽ càng hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ.
Bước 3: Tạo kế hoạch truyền thông cụ thể
Để xây dựng chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp cần hiểu rõ cách hoạt động của những công cụ hiện hành, bao gồm Owned Media, Paid Media và Earned Media. Từ đó, dựa trên ngân sách, nhân lực để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.
Tại bước này, chúng ta nên vạch ra bảng kế hoạch cụ thể cho từng kênh truyền thông về chi phí, nhân lực cũng như thời gian thực hiện từng công cụ.
Bước 4: Tạo nội dung chất lượng
Dựa trên bảng kế hoạch, chúng ta nên xác định nội dung chính cho chiến dịch Digital Marketing. Đó có thể là giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin cần thiết… Nội dung này cần phải hấp dẫn, thu hút, logic, dễ hiểu, đảm bảo tiếp cận càng nhiều người dùng càng tốt.
Chúng ta có thể phát triển nội dung theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm bài viết, hình ảnh, Video ngắn, Video dài…
Bước 5. Triển khai chiến dịch Digital Marketing
Tiếp theo, bộ phận Marketing tiến hành thực hiện chiến dịch truyền thông theo kế hoạch đã triển khai. Ví dụ, khởi tạo tài khoản, đăng bài viết, Video, hình ảnh, chạy quảng cáo, chụp ảnh sản phẩm…
Từng nhân viên cần thường xuyên theo dõi, cũng như cập nhật kết quả trong suốt quá trình thực hiện. Từ đó, đưa ra ý kiến hoặc đề xuất phù hợp để kế hoạch diễn ra một cách thuận lợi, đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
Bước 7: Đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa
Chúng ta nên đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến lược Digital Marketing một cách thường xuyên, đều đặn và chi tiết. Nếu như xuất hiện kết quả không mong muốn, cần tiến hành khắc phục ngay. Điều này sẽ vừa giúp tránh khỏi rủi ro, vừa đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Có thể thấy, việc triển khai chiến lược Digital Marketing hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, mà còn tăng cường mối quan hệ với khách hàng cũng như cải thiện doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư về thời gian, kiến thức chuyên môn và nguồn lực một cách kỹ lưỡng.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tự mình quản lý toàn bộ chiến lược Digital Marketing có thể gặp nhiều thách thức và khó khăn. Vì thế, dịch vụ Phòng Digital Marketing Thuê Ngoài cũng trở nên hữu ích.
Mambo, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẵn sàng giúp bạn xây dựng, triển khai chiến lược toàn diện và hiệu quả nhất. Đây sẽ là lựa chọn lý tưởng để bạn bắt kịp xu hướng, nâng cao uy tín thương hiệu cũng như gia tăng doanh số một cách thần tốc.
Digital Marketing là làm gì?
Digital Marketing, hay tiếp thị kỹ thuật số sử dụng đa dạng công cụ kỹ thuật số để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ, đồng thời xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu. Điều này góp phần làm tăng doanh thu cũng như cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách đáng kể.
Digital Marketing bao gồm 3 kênh tiếp cận chính như sau:
- Owned Media (Truyền thông sở hữu): Đây là kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu và điều khiển hoàn toàn. Ví dụ Website, Blog, Email, Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube… Owned Media cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh nội dung, thu thập dữ liệu và xây dựng quan hệ trực tiếp với khách hàng.
- Paid Media (Truyền thông trả phí): Đây là hình thức quảng cáo cần phải trả tiền, được xem như kênh truyền thông của bên thứ ba. Cụ thể bao gồm quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads), quảng cáo truyền hình, tạp chí, bảng quảng cáo…
- Earned Media (Truyền thông lan truyền): Earned Media nhằm chỉ hình thức truyền thông từ bên thứ ba, doanh nghiệp không trực tiếp kiểm soát. Chẳng hạn bài đăng, đánh giá tích cực từ khách hàng, PR từ báo chí, truyền hình…
Bài viết liên quan: