Mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, các doanh nghiệp, nhãn hàng cần tận dụng những sàn thương mại điện tử như thế nào để tăng doanh số?
Theo kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất của hãng Q&Me công bố mức độ phổ biến của những sàn thương mại điện tử đối với người tiêu dùng Việt Nam:
- Shopee là kênh mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng Việt yêu thích và sử dụng nhiều nhất khi mua hàng trực tuyến.
- Người mua sắm thường xuyên ở Việt Nam coi giá là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử. Theo tiêu chí đó, Shopee và Lazada được ưa chuộng nhất.
- Bên cạnh sàn thương mại điện, hình thức thương mại xã hội (social commerce) ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Việt. Đáng chú ý, TikTok trở thành nền tảng mạng xã hội bán sản phẩm phổ biến đứng hàng thứ 2 chỉ sau Facebook-thường được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam hoặc cá nhân để bán sản phẩm.
Q&Me đưa ra báo cáo này dựa vào cuộc khảo sát với người mua sắm trực tuyến thường xuyên tại TP.HCM và Hà Nội để tìm hiểu về các ngành hàng cũng như các kênh mua sắm phổ biến.
Những yếu tố thu hút người tiêu dùng Việt?
Theo Khảo sát của Q&Me giá cả tốt, chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kênh bán hàng có nhiều thông tin và đa dạng sản phẩm là những yếu tố quan trọng khiến người tiêu dùng Việt mua sắm trực tuyến.
Các sàn thương mại được đánh giá là kênh mua sắm với mức giá hấp dẫn, hình ảnh và dịch vụ giao hàng tốt trong mắt người tiêu dùng Việt Nam. Trong khi đó các trang thương mại xã hội (social commerce) thì được đánh giá là gần gũi với người tiêu dùng và dễ sử dụng.
Đối với từng ngành hàng, người tiêu dùng Việt sử dụng các trang thương mại điện tử thoải mái nhất khi mua những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thời trang và sức khỏe. Khảo sát của Q&Me cho thấy 38% người tiêu dùng Việt nói rằng họ chủ yếu mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hoặc sức khỏe từ các nền tảng trực tuyến, và tỷ lệ mua sắm thời trang đạt 32%.
Ngoài ra, người tiêu dùng Việt không lựa chọn cố định một kênh mua sắm trực tuyến nào, thay vào đó là lựa chọn kênh mua sắm dựa vào ngành hàng mong muốn. Báo cáo của Q&Me cho thấy nhiều tiềm năng và cơ hội bội thu doanh số từ việc thiết lập kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Cần phải có chiến lược phù hợp cho sàn thương mại điện tử
Ông Cao Phan Hoàng Uy, CEO công ty Mambo Digital Cho rằng doanh nghiệp và nhãn hàng tham gia sàn thương mại cần có chiến lược bán hàng cụ thể nhằm tăng doanh số. Theo ông Uy, có 5 yếu tố quan trọng cần lưu ý trong chiến lược phát triển kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử:
1.Xác định đối tượng khách hàng
Xác định được tệp khách hàng mục tiêu là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các chiến dịch quảng cáo trên sàn thương mại điện tử để thu hút đúng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn
2.Hình ảnh, content chất lượng
Hình ảnh, content (nội dung) trong kênh bán hàng trên các trang thương mại điện tử lớn phải đủ hấp dẫn, đa dạng, cung cấp thông tin rõ ràng, chi tiết để người tiêu dùng tham khảo. Điều quan trọng là người tiêu dùng phải cảm thấy thỏa mãn sau khi tham khảo thông tin của người bán hàng, để từ đó hình thành quyết định đặt hàng. Chính vì vậy, việc đầu tư thời gian để chăm sóc sàn TMĐT là vô cùng cần thiết.
3.Giá cả cạnh tranh
Một điều cần lưu ý khi kinh doanh sàn thương mại điện tử đó là giá cả phải hợp lý và có tính cạnh tranh cao. Khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá giữa các gian hàng trên sàn thương mại chính vì vậy giá cả mà doanh nghiệp đưa ra phải đủ thu hút khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của họ.
4.Tham gia chiến dịch trên sàn thương mại điện tử
Đa số sàn thương mại điện tử đều có kế hoạch thực hiện những chiến dịch săn sale, kích cầu mua sắm trong năm. Nhà bán hàng nên trang thủ cơ hội này để giới thiệu sản phẩm mới hoặc tăng doanh số.
Quảng cáo từ khóa: nhà bán hàng ngay từ đầu phải xác định bộ từ khóa cụ thể liên quan đến ngành hàng của mình để đặt quảng cáo phù hợp nhằm giúp khách hàng tìm đúng sản phẩm, tăng cường độ phủ thương hiệu. Bên cạnh đó, quảng cáo hiển thị trên sàn thương mại điện tử cũng cần được đầu tư.
5.Chính sách hậu mãi
Chính sách hậu mãi tốt giúp giữ chân người tiêu dùng, tăng khả năng quay lại kênh, mua thêm sản phẩm. Một số bình luận, review thật từ người mua sắm trực tuyến như “shop bán hàng có tâm”, “shop tư vấn chu đáo”… giúp khẳng định uy tín, tạo lòng tin cho những người tiêu dùng đang cần đắn đo trước một sản phẩm.
Dù được sàn thương mại điện tử hỗ trợ việc đổi/trả hàng nhưng nhà bán hàng cần phải thiết lập quy trình hậu mãi, xử lý hàng bị lỗi trả lại một cách phù hợp để tránh gây khó chịu cho khách hàng.
Các nền tảng thương mại điện tử đều cung cấp đầy đủ tính năng hộp thoại, bình luận giúp nhà bán hàng dễ dàng trao đổi thông tin với người tiêu dùng. Vấn đề quan trọng là nhãn hàng có kịp thời trả lời bất kỳ những thắc mắc của người mua sắm trực tuyến hay không?
“Chúng sẽ trả lời bạn sớm nhất” hay “trong vòng 5-10 phút”… là những hồi đáp có thể dễ dàng khiến hàng quay lưng và chọn nhà bán hàng khác trên sàn thương mại điện tử.
Hãy liên hệ ngay với Mambo Digital để được tư vấn về chiến lược xây dựng gian hàng chuẩn SEO giúp nhà bán hàng tăng độ hiển thị sản phẩm và cửa hàng online tự nhiên khi khách hàng tìm kiếm mà không bị mất phí quảng cáo.
———————————————————
MAMBO – MOVE TOGETHER & BRILLIANT SUCCESS
Hotline: 077.999.7773
Email: [email protected]
Fanpage: Mambo Digital
Bài viết liên quan: