Được phát triển bởi Coco Chanel – người phụ nữ được mệnh danh bà hoàng thống trị ngành thời trang, “Chanel” đã trở thành một tượng đài bất diệt được xây dựng bởi chiến lược marketing độc đáo.
Chanel là thương hiệu thời trang cao cấp có bề dày lịch sử lâu đời trong ngành thời trang, phụ kiện và nước hoa. Để đạt được đỉnh cao như hiện tại, Chanel áp dụng và trung thành với chiến lược marketing duy nhất theo “nguyên tắc 3 không. Đó l không giảm giá, không kinh doanh trực tuyến và không tham gia vào cuộc đua “cạnh tranh quyền lực” của các thương hiệu.
Không giảm giá sản phẩm
Giảm giá là một trong những chiến lược marketing phổ biến nhằm thúc đẩy doanh số, tăng trưởng doanh thu và chiều lòng khách hàng. Hiện nay, một số hãng thời trang cao cấp như Prada, Valentino, Versace vẫn áp dụng chương trình giảm giá, nhưng Chanel luôn khẳng định vị thế của mình qua chiến lược marketing “không giảm giá”.
Với định vị xây dựng thương hiệu cao cấp hàng đầu, Chanel không cho phép các sản phẩm của mình trở nên “rẻ tiền” hơn giá trị mà chúng mang lại. Điều này nghe có vẻ hoang đường nhưng lại là một chiến lược mạo hiểm đầy thông minh, giúp các sản phẩm của Chanel trở thành những món hàng hiệu xa xỉ bậc nhất.
Tuy vậy, để thỏa mãn nhu cầu sở hữu của khách hàng, Chanel vẫn phát triển các dòng sản phẩm bình dân để không làm mất lòng tệp khách hàng thấp hơn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi vốn có của thương hiệu.
Không kinh doanh trực tuyến
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ cao và các thương hiệu thời trang đang dần chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến để có thể tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng.
Trái lại, Chanel nói không với kinh doanh trực tuyến. Thương hiệu thời trang quyền lực này vẫn xây dựng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhận được sự tương tác của họ qua các bình luận.
Đối với Chanel, bạn chính là “thượng đế” thật sự nếu có thể đến trực tiếp cửa hàng để chọn cho mình một sản phẩm chính hiệu. Đây được xem là “phong cách” độc nhất, làm thỏa mãn “cái tôi” của nhiều khách hàng đang theo đuổi các mặt hàng xa xỉ.
Không “cạnh tranh quyền lực”
Tranh giành thị trường hay bành trướng thị phần là một trong những mục tiêu hàng đầu của đa số các thương hiệu thời trang. Chanel lại không quan tâm đến đến đối thủ cạnh tranh, kể cả Louis Vuitton hay Gucci.
“Thời trang có thể tàn phai nhưng phong cách là mãi mãi” là di ngôn của Coco Chanel. Kể từ khi được thành vào năm 1910 đến nay, Chanel luôn tuân thủ phương châm này một cách nghiêm khắc, gần như không quan tâm đến việc theo đuổi các xu hướng mới.
Các chuyên gia marketing cho rằng đây là một chiến lược marketing bảo thủ giữa thời đại không ngừng phát triển và đổi mới. Nhưng cũng chính vì sự bảo thủ này,tất cả sản phẩm của Chanel luôn mang sự đồng nhất về phong cách và tinh thần.
Nhiều ý kiến cho rằng, Chanel đang dần tàn phá thương hiệu của chính mình bởi các chiến lược marketing bảo thủ và trái ngược với thời đại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Chanel vẫn đứng vững ở đỉnh vinh quang bởi vì họ hiểu được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Không có chiến lược marketing nào tệ và kém hiệu quả, chỉ đơn giản là nó không phù hợp với thương hiệu của bạn.
———————————————————
MAMBO – MOVE TOGETHER & BRILLIANT SUCCESS
Hotline: 077.999.7773
Email: [email protected]
Fanpage: Mambo Digital
Bài viết liên quan: